1. Dòng sự kiện:
  2. Sửa luật Bảo hiểm xã hội

Thái Bình:

Hơn 100 nghìn hộ nghèo được đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Đức Văn

(Dân trí) - Giai đoạn 2016-2020, Thái Bình có 6.315 hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách vay vốn ưu đãi, hơn 133.400 hộ nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Thái Bình đã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Sở LĐTB&XH tỉnh Thái Bình đã ban hành các văn bản triển khai công tác giảm nghèo với mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao; tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản…

Hơn 100 nghìn hộ nghèo được đào tạo nghề, giải quyết việc làm - 1

Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh Thái Bình có 8.097 hộ nghèo, 6.315 hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí trên 566 tỷ đồng; hơn 133.400 hộ nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh Thái Bình có 8.097 hộ nghèo, 6.315 hộ cận nghèo được hỗ trợ chính sách vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí trên 566 tỷ đồng; hơn 133.400 hộ nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm; 428 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xây mới và sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí khoảng 11.984 triệu đồng...

Đến nay, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 2,06%, bằng gần một nửa mức bình quân cả nước.

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và bảo đảm ổn định xã hội, trong 5 năm (2016 - 2020), toàn tỉnh Thái Bình đã tạo việc làm mới cho 166.540 lao động (bình quân 33.310 lao động/năm, đạt 101% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 44,5% (năm 2016) lên 56,5% năm 2020.

Hơn 100 nghìn hộ nghèo được đào tạo nghề, giải quyết việc làm - 2

Giai đoạn 2016 - 2020 Thái Bình có 428 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xây mới và sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí khoảng 11.984 triệu đồng...

Hàng năm, ngành LĐTB&XH phối hợp với các sở, ngành và các địa phương tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi thường xuyên đối với 72.000 người có công và thân nhân người có công với cách mạng với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng; thường xuyên quan tâm chăm lo đầy đủ, chu đáo vào những ngày lễ, tết và giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công.

Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ kinh phí cải thiện nhà ở cho 17.114 hộ người có công với tổng kinh phí 588.540 triệu đồng theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng góp phần nâng tỷ lệ hộ người có công có mức sống từ trung bình trở lên đạt 98,86%.

Cùng với đó, Sở LĐTB&XH đã phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thái Bình cấp 20.147 thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, kinh phí trên  9,1 tỷ đồng và 31.493 thẻ BHYT cho người cận nghèo, kinh phí hỗ trợ  trên 13,7 tỷ đồng; hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 1.520 người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình với tổng kinh phí trên 181 triệu đồng.

Hỗ trợ miễn học phí cho 3.421 lượt học sinh nghèo với tổng kinh phí trên 538 triệu đồng. Hỗ trợ giảm học phí cho 3.346 lượt học sinh cận nghèo với tổng kinh phí trên 366,5 triệu đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho 4.928 lượt học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh khuyết tật với kinh phí hơn 1.799 triệu đồng. Số trẻ em học mẫu giáo thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa là 1.375 lượt trẻ với tổng kinh phí trên 717 triệu đồng.