Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông

Trường Thịnh

(Dân trí) - Thần thoại về năm vị thần thú Kỳ Lân, Kim Long, Chu Tước, Kim Quy, Hoàng Hổ đã quen thuộc với người Á Đông, được cho là những đại diện cho điềm lành, tài lộc và bình an.

Năm vị thần bảo hộ trong thần thoại Á Đông

Kỳ Lân (Kirin)

Theo các nghiên cứu khảo cổ học, sư tử đá xuất hiện khoảng 3000 năm trước, bắt nguồn từ người Ba Tư, khi du nhập vào các nước phương Đông thì được gọi là Kỳ Lân. Đến năm 552, Kỳ Lân theo chân Phật giáo truyền vào Nhật Bản, được gọi là Kirin và trở thành sinh vật linh thiêng bậc nhất với quyền lực xếp hàng đầu. Kỳ Lân được xem là loài thú cát tường và nhân đức. Theo đà truyền bá mạnh mẽ văn hóa Khổng giáo, người Nhật vô cùng tín nhiệm khi biết Kỳ Lân chính là hiện thân của Đức Khổng Tử. Vì thế, người dân tin rằng Kỳ Lân là hóa thân của thiện lương và mỹ đức, tượng trưng cho thánh nhân.

Kim Long (Tatsu)

Trong thần thoại phương Đông, Rồng chính là biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp, uy quyền của hoàng gia, thăng hoa và thịnh vượng. Bên cạnh đó, Rồng còn là biểu tượng nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là "Con Rồng Cháu Tiên". Trong văn hóa Nhật Bản, Rồng trấn giữ phía Đông; tại đền Kiyomizu-dera nằm ở phía đông thành Kyoto, người ta dựng một bức tượng Rồng ngay lối vào và tổ chức lễ hội hằng năm, nhằm tôn vinh vị thần thú hộ mệnh.

Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông - 1

Thần Kim Long.

Chu Tước (Suzaku)

Trong Sử Ký - Thiên Quan Thư, Chu Tước là linh vật thiêng liêng có hình tượng chim sẻ (tước), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa. Chu Tước đại diện hướng Nam. Những người sống hòa ái giữa đời, biết hy sinh thân mình, sẵn sàng cứu giúp muôn loài thì khi gặp nguy nan, bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng có thể cầu nguyện với vị thần này để xin trợ duyên giải nạn. Người được Chu Tước bảo hộ sẽ có dòng khí lực ấm áp, dễ chịu, luôn hoan hỷ với mọi người xung quanh, từ tâm cũng phát khởi mạnh mẽ.

Kim Quy (Kame)

Quy nghĩa là Rùa và là loài vật duy nhất có thật trong Tứ Linh, được người dân châu Á tôn thờ từ thời cổ đại. Ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Rùa là biểu tượng cho vũ trụ. Nguyên nhân là các nền văn hóa phương Đông có chung quan niệm trời tròn đất vuông. Trong sự liên tưởng nguyên thủy, thần Kim Quy có chiếc mai hình vòm trên lưng, biểu tượng cho trời, mặt phẳng dưới bụng biểu tượng cho đất. Ngoài ra, trong suốt cuộc đời, Rùa đã chứng kiến nhiều điều diễn ra trên thế giới này nên thần Kim Quy là biểu tượng cho sự trường thọ và uyên bác. Mai Rùa rất chắc chắn nên còn mang ý nghĩa của sự che chở, bảo hộ, vì thế trong tín ngưỡng Nhật Bản, Kim Quy điều khiển nguyên tố nước và trấn giữ ở phía Bắc cung điện Kyoto.

Hoàng Hổ (Tora)

Với thân hình to khỏe, dũng mãnh, uy nghiêm và đặc biệt những vạch trên trán vẽ thành chữ "vương", Hổ được tôn là Chúa Sơn Lâm. Hổ được tôn sùng, thần thánh hóa ở một số quốc gia châu Á. Trong văn hóa Nhật Bản, Hoàng Hổ được xem như thần bảo hộ phương Tây, vị thần linh thiêng thường được thờ phụng và song hành với Rồng như cặp bổ trợ lẫn nhau. Hổ là một trong 12 con giáp theo tín ngưỡng dân gian và là linh vật của năm Nhâm Dần 2022. Hổ mang nguyên khí Kim là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, học hành thi cử và sự tăng tiến trong sự nghiệp.

Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông - 2
Thần Hoàng Hổ.

Nguồn cảm hứng sáng tạo nên món quà tết ý nghĩa

Thời xa xưa, con người sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Nơi rừng thiêng nước độc, thiếu cả công cụ, phương tiện lao động, vì thế tôn thờ thần linh như một nhu cầu lớn lao, là chỗ dựa tinh thần không thể thiếu giúp con người chống chọi lại bao tai ách, biến động của tự nhiên và xã hội. Từ sự tôn sợ các yếu tố tự nhiên, dần dần con người sinh ra sự sùng bái, tin tưởng vào thần linh hoặc bất cứ điều gì thuộc thiên nhiên, năm vị thần thú kể trên là điển hình. Đến hiện tại, quan niệm này vẫn được lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.

Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông - 3
Ngũ phúc - sáng tạo quà tết 2022 từ thương hiệu Menard.

Trải qua một năm đầy biến động, bên cạnh niềm tin vào nền khoa học hiện đại, con người còn đặt hy vọng vào những tín ngưỡng văn hóa, xem đó là điểm tựa tinh thần. Đó cũng là nguồn cảm hứng để Menard - thương hiệu mỹ phẩm và spa cao cấp đến từ Nhật Bản sáng tạo nên hộp quà Ngũ Phúc gửi tặng Tri kỷ dịp Tân niên 2022. Ngoài những ý nghĩa, sức mạnh bảo hộ theo thần thoại, trong sáng tạo của Menard, năm vị thần thú còn là thần bảo hộ cho năm điều Phúc: Kỳ Lân - Phúc Đức, Kim Long - Phúc Thịnh, Chu Tước - Phúc Lộc, Kim Quy - Phúc Thọ, Hoàng Hổ - Phúc An Khang.

Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông - 4
Thiết kế phong bao lì xì trong hộp quà Ngũ Phúc lấy cảm hứng từ năm vị thần thú.

Bên cạnh đó, để khởi đầu năm mới viên mãn, ta cần dung dưỡng, cân bằng toàn vẹn thân - tâm. Đây cũng là tâm ý Menard gửi gắm vào năm sản phẩm Health Food chứa trong hộp quà Ngũ Phúc, bao gồm: Thượng phẩm Linh Chi Reishi, nước Sâm Linh Chi tăng lực Reishi Ginseng, siêu thực phẩm cung cấp vitamin C dưỡng trắng - trị nám - chống nắng toàn thân Fairlucent C, viên uống chống oxy hóa Blueberry Astaxanthin và Collagen nội sinh, cầu chúc Tri kỷ sức khỏe khang kiện, dồi dào năng lượng, mọi sự hanh thông thuận lợi, sắc diện hồng hào, thu hút may mắn và tài lộc.

Năm vị thần bảo hộ - từ thần thoại đến điểm tựa niềm tin của người Á Đông - 5
Năm sản phẩm Health Food trong hộp quà Ngũ Phúc.

Bước sang năm mới, với sự bảo hộ năm điều phúc lành từ năm vị thần thú, cùng những món quà chăm sóc toàn diện sức khỏe và sắc đẹp, Menard cầu chúc quý Tri kỷ đa lộc, đa tài, đa thọ, đa phú quý.