Quy tắc dinh dưỡng khi điều trị ung thư

(Dân trí) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng.

Ăn uống tốt trong thời gian điều trị ung thư có nghĩa là cung cấp đầy đủ cho cơ thể lượng calo và protein để ngăn chặn hiện tượng giảm cân, lấy lại sức mạnh, sức đề kháng và tái tạo lại các mô thường. TS Nguyễn Thanh Đạm, Tổng Thư ký Hội Ung thư Việt Nam chia sẻ: “Trong quá trình điều trị ung thư, đa số người bệnh thường ăn ít hơn bình thường. Nhưng bệnh nhân ung thư lại rất cần đảm bảo dinh dưỡng để không bị sụt cân và suy nhược trong quá trình điểu trị. Dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống.”

Vì vậy, bệnh nhân ung thư cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước để giữ trọng lượng cơ thể ở giới hạn bình thường, tức là BMI (chỉ số khối cơ thể) từ 21-23.

Chất đạm

Với những bệnh nhân đang điều trị ung thư, đặc biệt là những người trải qua phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, cơ thể cần protein để sửa chữa các mô bị hư và tăng cường hệ miễn dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nghiên cứu liên kết mức độ tiêu thụ của thịt đỏ, nhất là thịt nướng trực tiếp trên lửa với nguy cơ ung thư. Tuy nhiên không vì vậy mà nên loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn của bạn. Lời khuyên của các bác sỹ là khi ăn thịt đỏ hãy ăn phần nạc hơn, giới hạn ở mức dưới 300 gram/tuần, tránh ăn thịt đã chế biến sẵn như xúc xích, thịt đóng hộp.

Hãy ăn đa dạng các thực phẩm khác như sữa, các loại hạt, đậu nành, thịt gia cầm và cá. Lượng protein cần thiết mỗi ngày nên được phân phối đồng đều trong cả 3 bữa của ngày (thậm chí là cả trong lúc ăn nhẹ), tránh tập trung quá nhiều vào một hoặc hai bữa ăn trong ngày.

Quy tắc dinh dưỡng khi điều trị ung thư - 1

Ngoài ra, để hấp thụ và sử dụng protein tốt hơn, kiến nghị nên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin B6 và axit folic. Vitamin B6 giúp chuyển hóa protein, axit folic giúp tổng hợp protein. Ức gà, ức gà tây, cá ngừ, bơ, hạt vừng là một số thực phẩm giàu B6, cần phối hợp với rau quả là loại giàu axit folic như cà chua, xúp lơ xanh, đậu bắp...

Đặc biệt khi truyền hóa chất liên tục và có biểu hiện rối loạn cảm giác da ở gan bàn tay và gan bàn chân, có thể điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin B6.

Trái cây, rau xanh

Các hướng dẫn của Hiệp hội Ung về chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng yêu cầu cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại trái cây và rau xanh trong chế độ ăn - ít nhất là 300 gram nhiều loại rau không tinh bột và quả chín hàng ngày. Trái cây và rau xanh là những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, các hợp chất sinh hóa cùng các thành phần chất xơ có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư, và bệnh nhân điều trị ung thư được khuyên nên tuân thủ các khuyến nghị phòng bệnh ung thư.

Quy tắc dinh dưỡng khi điều trị ung thư - 2

Theo nghiên cứu được tiến sĩ Diane Brit, giáo sư viện Eppley thuộc trường Đại học Tổng hợp Nebraska và tiến sĩ Edward Bresnick, trưởng khoa dược lý học và độc tố học thuộc trường Cao đẳng Y Dartmouth (Hanoer, New Hampshire) tiến hành, các loại rau xanh tiêu biểu nên ăn là cải hoa xanh, bắp cải, xúp lơ.

Quy tắc dinh dưỡng khi điều trị ung thư - 3

Các loại rau này và một số loại rau xanh và xanh đậm như cải xoăn, atisô… chứa nhiều magiê. Hoạt chất này trong rau xanh giúp ổn định chức năng thần kinh, giảm rối loạn lo âu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư.

Chất béo
Hiệp hội Ung thư khuyên nên chuyển sang chế độ ăn có chứa hàm lượng mỡ thấp. Nhiều nghiên cứu thế giới đã liên kết lượng mỡ cơ thể tăng lên là nguyên nhân thuyết phục của ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài việc chú ý giảm bớt đồ chiên rán, thịt mỡ trong chế độ ăn, hãy loại bỏ cả những món ăn ngọt chứa nhiều acid béo như cốt dừa, bắp rang bơ, bánh ngọt phủ kem tươi…

Tinh bột – đường

Hiệp hội Ung thư khuyên bạn nên ăn nhóm phức chất cacbohydrat – tinh bột mà quá trình tiêu hóa phải cắt ra thành cacbonhydrat đơn giản hơn và cuối cùng là chuyển thành đường. Các ngũ cốc thô (yến mạch, gạo lức, kê..), bánh mỳ nâu, đậu đỗ nguyên hạt là một số loại tinh bột phức hợp.
Hạn chế ăn những loại đường đơn và đường phụ gia thường có trong kẹo, bánh ngọt, soda, sirô.

Vitamin và các chất dinh dưỡng khác

Các chất dinh dưỡng và các vitamin chống oxi hóa khi tác động với nhau sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư. Ông Mathew Longnecker, bác sĩ y khoa, tiến sĩ khoa học, trợ lý giáo sư dịch tễ học thuộc trường Đại học Tổng hợp California (Los Angeles) đã khẳng định vai trò của carotenoid, vitamin A và vitamin C trong việc làm giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vú. Trong số các carotenoid có beta-carotene được nghiên cứu rất nhiều. Hoạt chất này có nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, dưa vàng…và đang được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư vú. Đã có căn cứ để sử dụng beta carotene với liều lượng 50.000 đơn vị mỗi ngày, tương đương với khoảng 200g cà rốt/ngày.

Quy tắc dinh dưỡng khi điều trị ung thư - 4

Vitamin E cũng có thể góp phần làm giảm độc tính của một số loại thuốc dùng trong hóa trị liệu ung thư. Vitamin E cũng có hiệu quả cao khi kết hợp với beta carotene.
Phức hợp các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) là các chất an thần tự nhiên, hỗ trợ cho chức năng thần kinh. Đối với các bệnh nhân hay lo lắng, bị stress, nên sử dụng vitamin B liều 100mg 3 lần một ngày sau khi ăn.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành các mô. Các nghiên cứu ở Canada cho thấy, khi bệnh nhân dùng vitamin C liều cao thì số lượng poly đại tràng – tiền thân của ung thư đại tràng – giảm xuống.

Trong quá trình điều trị ung thư, mỗi bệnh nhân sẽ có biểu hiện và cơ chế hấp thụ các hoạt chất khác nhau. Các bệnh nhân sẽ đòi hỏi các mức độ can thiệp dinh dưỡng khác nhau trong suốt quá trình điều trị và tiến triển của bệnh. Hãy trao đổi với chuyên gia ung thư và bác sỹ dinh dưỡng để lên kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự chuẩn bị đầy đù nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân và gia đình trong thời gian chữa trị ung thư. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp “An Hưng Phát Lộc” do Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ cung cấp. Đây là sản phẩm có giá trị tích lũy và quyền lợi đáo hạn hấp dẫn. Cụ thể, khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, tổng giá trị khách hàng có thể nhận được lên tới 344% số tiền bảo hiểm gốc khi đáo hạn, bao gồm nhiều quyền lợi hấp dẫn như quyền lợi đặc biệt khi đáo hạn (20% STBH gia tăng) và quyền lợi định kì lũy tích.