1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Liệu Thượng Hải sẽ là bến đỗ cho các công ty Trung Quốc bị Mỹ “đuổi”?

(Dân trí) - Với một số lượng ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ đang tìm cách niêm yết tại quê nhà, sự chú ý được dồn về Thượng Hải với hy vọng đây có thể là một bến đỗ an toàn...

Tuy nhiên, đối với những chuyên gia hàng đầu như ông Zhou Xiaochuan, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, khi chỉ ra những thách thức và lợi thế để Thượng Hải trở thành một trung tâm tài chính có tầm ảnh hưởng quốc tế lại nhấn mạnh trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Lujiazui Zhou Xiaochuan vào hôm 18/6 rằng: “Sự phát triển của thị trường tài chính ở Thượng Hải là rất triển vọng, nhưng nhìn chung, nó vẫn chưa thực sự mang tính quốc tế”.

Liệu Thượng Hải sẽ là bến đỗ cho các công ty Trung Quốc bị Mỹ “đuổi”? - 1

“Siêu thành phố” Thượng Hải, Trung Quốc - cái nôi tài chính của Trung Quốc đang được đầu tư mạnh tay, với tham vọng sẽ có thể trở thành trung tâm tài chính quốc tế trong những năm tới đây.

Một trong những thách thức đã bị phơi bày bởi vụ gian lận kế toán trị trị giá hàng trăm triệu USD của thương hiệu cà phê Luckin Coffee của Trung Quốc. Vụ bê bối tài chính này đã tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư đối với các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Các vụ bê bối gần đây cũng đã khiến các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ bị đẩy vào vào tình huống khó khăn hơn nếu muốn tiếp tục hoạt động tại thị trường Mỹ. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ thậm chí còn công khai cảnh báo về rủi ro khi đầu tư vào các công ty niêm yết ở Mỹ- một điều rất hiếm khi xảy ra.

Liệu Thượng Hải sẽ là bến đỗ cho các công ty Trung Quốc bị Mỹ “đuổi”? - 2
Giá trị vốn hóa thị trường của chuỗi cửa hàng cà phê Luckin Coffee của Trung Quốc giảm gần 5 tỉ USD sau khi công ty thừa nhận giám đốc của họ khai khống 310 triệu USD doanh thu năm 2019. Ảnh: Getty

Ông Zhou cho biết vụ bê bối Luckin và sự xuất hiện của khai khống doanh thu bán hàng của một số công ty Trung Quốc theo như Muddy Waters Research đã phản ánh được khoảng cách giữa khả năng quản lý tài chính thực tiễn của các công ty Trung Quốc khi đặt cùng các tiêu chuẩn quốc tế.

Chính sách kích cầu Trung Quốc năm 2009 đã hạn chế khả năng giám sát của các cơ quan quản lý ở nước ngoài tại Trung Quốc, yêu cầu bất kỳ cơ quan giám sát nước ngoài nào muốn tiến hành kiểm tra tại chỗ của một công ty Trung Quốc trước tiên phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Vào tháng trước, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu các công ty nước ngoài tuân theo các tiêu chuẩn của Mỹ về kiểm toán và các quy định tài chính khác; một số người cho rằng động thái này đang nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Theo đánh giá mới nhất của Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty công cộng, nếu dự luật này có hiệu lực, gần 250 công ty Trung Quốc và Hồng Kông có cổ phần được giao dịch ở Mỹ và kiểm toán viên thuộc thẩm quyền của Trung Quốc khó mà có thể “sống sót” tại thị trường quốc tế.

Liệu Thượng Hải sẽ là bến đỗ cho các công ty Trung Quốc bị Mỹ “đuổi”? - 3
Ông Zhou Xiaochuan- cựu Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Những động thái này của Mỹ đã khiến các tên tuổi lớn của Trung Quốc-gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com Inc. và công ty trò chơi trực tuyến NetEase Inc. niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ “phật lòng” và chuyển sang sàn chứng khoán tại Hồng Kông. Các công ty khác cũng sẽ có những động thái tương tự nếu căng thẳng Mỹ- Trung không có dấu hiệu thuyên giảm.

Ông Zhou cho biết câu trả lời cho việc liệu Thượng Hải có thể nhân cơ hội này để tăng tốc phát triển và thực sự chuyển mình trở thành trung tâm tài chính quốc tế hay không vẫn sẽ được bỏ ngỏ.

“Nếu Trung Quốc quyết tâm đạt được sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực này, họ phải tập trung vào quốc tế hóa, tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng Thượng Hải thành một trung tâm với nhiều thể chế quốc tế hơn và giao dịch vốn được cải thiện hơn nhiều”, ông Zhou nói.

Zhou liệt kê các sự kiện tích cực về Thượng Hải có danh sách lại các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hoa Kỳ, ví dụ, tỷ lệ tiết kiệm cao. Tỷ lệ tiết kiệm của cư dân Trung Quốc là 40% GDP - cao hơn nhiều so với tỷ lệ tiết kiệm của cư dân Mỹ, sẽ cung cấp cho các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ một nguồn tài chính thay thế.

“Bất chấp những vụ bê bối gần đây, có rất nhiều công ty Trung Quốc có chất lượng cao, và các công ty và cơ quan quản lý sẵn sàng thúc đẩy những thay đổi hơn nữa”, ông nói.

Nói về tính minh bạch, quản trị doanh nghiệp và kiểm toán của các công ty niêm yết, Zhou cho biết Trung Quốc có cùng mong muốn và động lực để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Cơ quan quản lý Trung Quốc đã triệt phá nhiều vụ lừa đảo, thao túng thị trường và thông tin sai lệch.

“Tuy nhiên, cũng đòi hỏi một quá trình để dần dần cải thiện quản trị doanh nghiệp và nâng cao nhận thức của các công ty về cải thiện thực hành kế toán và kiểm toán”, ông Zhou chia sẻ.

Ngoài ra, Trung Quốc đang nỗ lực mở cửa ngành tài chính, nhiều chính sách gần đây liên quan đến tiếp cận thị trường.

Hơn nữa, ông Zhou cũng công nhận rằng: “Việc Thượng Hải kết nối với hai sàn chứng khoán quốc tế như Hồng Kông và Luân Đôn (Anh) cũng đã tăng cường đáng kể sự mở cửa của thị trường vốn của Trung Quốc”

Hương Vũ
Theo CGTN