1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Mỹ cần cấp tốc hơn nửa triệu thợ điện, thợ sửa ống nước

Hạ Di

(Dân trí) - Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Xây dựng và Nhà thầu (ABC) cho thấy nước này cần thu hút khoảng nửa triệu lao động mới vào năm 2024 để cân bằng cung và cầu.

Theo ABC, Mỹ dự kiến thiếu 550.000 thợ sửa ống nước vào năm 2027. Riêng đối với thợ điện, số lượng nhân lực cần thiết sẽ tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề, cho đến năm 2032.

Theo thời gian, việc thiếu hụt công nhân lành nghề sẽ khiến việc chờ đợi dịch vụ xây dựng kéo dài và chi phí phải trả cao hơn.

Mỹ cần cấp tốc hơn nửa triệu thợ điện, thợ sửa ống nước - 1

Mỹ thiếu đến nửa triệu thợ sửa ống nước, thợ điện (Ảnh minh họa: SCMP).

Để khắc phục điều này, nhiều cơ sở xây dựng đã quyết định tăng lương cho nhóm thợ để thu hút nhân lực. Năm ngoái, những thợ sửa ống nước lâu năm đã được tăng lương lên 82.700 USD/năm (tương đương hơn 2 tỷ đồng), tăng 21% so với trước đó.

Tuy nhiên, đến nay, tình trạng thiếu nhân lực trong ngành xây dựng vẫn tiếp diễn.

Vào tháng 2/2024, có 583.000 việc làm được đăng tuyển trong ngành sản xuất, tăng 20% so với 5 năm trước đó. Ngoài ra, số lượng cơ sở xây dựng đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ 5 năm trước (từ 287.000 lên 441.000).

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của sự thiếu hụt lao động là do những người thợ lành nghề hiện tại đã quá tuổi lao động hoặc chọn nghỉ hưu sớm. Những người rời bỏ thị trường chính là mối lo ngại lớn nhất vì họ có quá nhiều kinh nghiệm trong nghề, ngành xây dựng sẽ khó tìm lao động trẻ tuổi có đủ kinh nghiệm như họ.

Thực tế, việc trở thành thợ sửa ống nước hoặc thợ điện có thể mất từ 4 đến 5 năm. Các chương trình học nghề dành cho kỹ thuật viên cũng kéo dài từ 3 đến 5 năm.

Theo Hiệp hội Nhà thầu điện quốc gia, gần 30% thợ điện của công đoàn sắp nghỉ hưu. Ngoài ra, trong ngành xây dựng, tỷ lệ cứ 5 công nhân thì có hơn 1 người từ 55 tuổi trở lên.

Mọi việc càng khó khăn hơn trong và sau giai đoạn Covid-19, khi các chương trình đào tạo thực hành khó chuyển sang trực tuyến khiến số lượng tuyển sinh giảm mạnh.

Theo www.ktalnews.com