1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Rộ video binh sĩ Trung - Ấn xung đột ở biên giới

Thành Đạt

(Dân trí) - Một đoạn video ghi lại cảnh binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả ở khu vực biên giới tranh chấp đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Rộ video binh sĩ Trung - Ấn ẩu đả ở biên giới
Rộ video binh sĩ Trung - Ấn xung đột ở biên giới - 1

Video ghi lại cảnh binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả tại biên giới. (Ảnh: SCMP)

Theo SCMP, đoạn video cho thấy các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã ẩu đả gần một con sông. Các binh sĩ được nhìn thấy đấm đá và sử dụng gậy trong lúc đụng độ.

Đoạn video xuất hiện đầu tiên trên mạng vào tối 8/9 và thu hút hàng triệu lượt xem. Video được cho là quay bằng một điện thoại Trung Quốc.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc xác nhận video này là có thật và được quay “từ vài tháng trước”. Nguồn tin giấu tên cũng cho biết các binh sĩ đã kiềm chế trong quá trình ẩu đả và không sử dụng vũ khí nóng.

Hình ảnh từ đoạn video cho thấy các binh sĩ Trung Quốc được trang bị gậy và khiên chống bạo động. Trong khi đó, một số binh sĩ Ấn Độ có súng, nhưng không sử dụng.

Một chuyên gia quân sự giấu tên cho biết vụ ẩu đả được ghi lại trong đoạn video có lẽ không phải vụ việc xảy ra hôm 15/6, mà là một vụ việc khác xảy ra dọc sông Galwan hồi tháng 5.

Ngày 15/6, một vụ đụng độ đẫm máu đã xảy ra giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở thung lũng Galwan tại vùng Ladakh. Vụ việc khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi phía Trung Quốc không tiết lộ con số thương vong.

"Xem xét vũ khí được hai bên sử dụng, đoạn video có thể đã được ghi lại từ vụ xung đột trước đó. Chúng ta đều biết hai bên chỉ mới đưa các đơn vị được vũ trang tốt nhất tới biên giới sau tháng 5", chuyên gia quân sự cho biết.

Theo chuyên gia, Trung Quốc có thể đã tung ra đoạn video này để chứng minh rằng nước này có bằng chứng ghi lại các vụ xung đột xảy ra dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ.

“Đây có thể là cách để Trung Quốc nói với người dân Trung Quốc và Ấn Độ rằng họ có bằng chứng cho thấy ai đã vi phạm thỏa thuận (không sử dụng súng) và ai đã khơi mào cuộc xung đột”, chuyên gia quân sự nhận định.