Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc - Huế 2012:

Phước Sang: "Nhà nước cần đầu tư rạp hát để phát triển kịch nghệ"

(Dân trí) - Bên lề Liên hoan sâu khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc, phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với ông “bầu” Lưu Phước Sang về những câu chuyện liên quan đến sân khấu kịch hiện nay.

Phước Sang mang đến những gì cho LH Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc lần này? 
 
Chúng tôi góp mặt tại LH Sân khấu lần này với mong muốn được học hỏi, cũng như nhìn nhận bề mặt chung các đoàn kịch Việt Nam hiện nay như thế nào, từ đó tìm ra hướng đi tốt nhất cho mình.

2 vở kịch của đoàn chúng tôi gồm “Hồn ma báo oán” thiên về tính giải trí. Đ, thiện-ác, gieo gì gặt nấy ở đời.  Đây là vở kịch mang phong cách của sân khấu kịch Sài Gòn (1 trong 3 sân khấu hài của Phước Sang tại TP HCM - PV): giải trí - đơn thuần giải trí nhưng những có những điều đọng lại. Điều này sẽ tạo cho khán giả tiếp cận dễ với kịch. Mà cũng đã dễ rồi- minh chứng là khán giả hôm nay đến đầy rạp, không còn chỗ trống. Rõ ràng vở kịch đã đáp ứng được tiêu chí của thị trường. Tôi đứng ở ngoài rạp hát, khi khán giả ra về có hỏi, khán giả nói họ thấy rất thư giãn, rất thoải mái khi xem những vở kịch như thế này.

 Ông “bầu” Lưu Phước Sang – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang
 Ông “bầu” Lưu Phước Sang – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư giải trí Phước Sang
 tại Huế trong Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012

Một vở khác “Tội ác và quyền lực” rất gai góc, nóng bỏng, thời sự nhưng mang tính chính luận nhiều hơn trái ngược với vở trên. Tính thời sự nói về những bạn trẻ sống buông thả ăn chơi sa đọa trác táng, lợi dụng quyền lực để làm những điều xấu và những bạn trẻ đã bỏ mình sương gió dãi nắng dầm mưa ở miền hải đảo tổ quốc. Một số bạn qua xấu dựa vào quyền lực để đánh bóng tên tuổi của mình, một số lợi dụng để làm bậc thang danh vọng, chà đạp lên những người chiến sĩ bảo vệ quần đảo. Đây là vở kịch hết sức ý nghĩa và nhân văn.
 
Vở diễn “Hồn ma báo oán” được xem là vở đầu tiên của liên hoan có chất xúc tác lạ: Hài kịch – bi kịch – kinh dị. Xin anh cho biết yếu tố kinh dị trong vở kịch này nhằm dụng ý gì?

Trong câu chuyện này, kinh dị để người ta thấy làm điều ác, phải biết sợ. Tính kinh dị mang tính hỗ trợ cho một số tình huống vở diễn. Những tình tiết vừa hấp dẫn, vừa lôi cuốn người xem, tạo cảm giác cho người ta sợ. Ban tổ chức liên hoan này đã mạnh dạn cho vở này tham gia dự thi có thể xem là một nét mới.

1 cảnh thót tim trong vở Hồn ma báo oán
1 cảnh "thót tim" trong vở "Hồn ma báo oán"

 
Anh có thể nói về những thuận lợi trong ngành kịch giải trí tại Sài Gòn?

Các sân khấu tại Sài Gòn có gần chục tụ điểm và định hướng rất rõ, sân khấu nào khán giả đó. Nếu vào Sài Gòn muốn coi kịch thời sự đời sống hàng ngày, vui vẻ giải trí thì đến sân khấu kịch Sài Gòn, muốn xem kịch chuyển từ tác phẩm văn học có thể đến sân khấu Phú Nhuận của Hồng Vân và Hoàng Thái Thanh, muốn đến sân khấu với hơi thở tuổi trẻ, có những suy nghĩ mới- ìm tòi, thể nghiệm hãy đến sân khấu 5B Võ Văn Tần hay sân khấu Thế Giới Trẻ. Hiện sân khấu miền Nam nói chung cũng như Sài Gòn nói riêng đã tạo ra được mỗi một sân khấu có một  phong cách riêng biệt. Điều này dễ cho khán giả chọn lọc, nếu khán giả thích dạng kịch nào sẽ có loại kịch đó. Mỗi sân khấu theo như tôi nghĩ, sẽ là mỗi tiệm hủ tiếu khác nhau. Có đầy đủ thể loại như hủ tiếu gà, hủ tiếu bò, hủ tiếu Nam Vang- ai thích ăn cái gì tìm đến ăn cái đó.

Trước liên hoan này có nhiều bài báo nói về khó khăn của các đoàn khi đi diễn. Anh có chia sẻ những khó khăn hiện tại của đoàn mình?

Các nhà hát, sân khấu đều chỉ là tạm bợ. Cơ sở vật chất chưa có đoàn nào là chỉnh chu, đầy đủ phương tiện hay nói cách khác là chưa đúng chuẩn để làm nghề. Ví dụ như sân khấu Phú Nhuận cũng thuê Nhà văn hóa Phú Nhuận để làm; kịch Sài Gòn cũng thuê trung tâm văn hóa Quận 3 làm, IDECAF thì thuê Viện trao đổi văn hóa với Pháp - TP HCM làm; sân khấu Thế Giới Trẻ thuê trường Sân khấu điện ảnh TP HCM để làm…

Nói tóm lại, tất cả các sân khấu của TP HCM đều được tư nhân tự thuê làm nhưng điều kiện rất hạn hẹp. Thiếu thốn rất nhiều thứ như không có điều kiện ánh sáng chuẩn, không gian rộng rãi, ghế ngồi đúng chuẩn… Tất cả sân khấu đều không đúng chuẩn. Nhưng trong tôi vẫn luôn nể phục các anh em nghệ sĩ Sài Gòn, là yêu nghề, say đắm với nghề, dù khó khăn vẫn bám trụ.
 
Các vai diễn trên sân khấu kịch có “cát sê” dao động từ bao nhiêu, anh em nghệ sĩ có đủ sống không thưa anh?

Điều đó tế nhị, hơi khó nói. Một đêm diễn, “cát sê” bình quân từ 500 ngàn đến 1 triệu tùy theodiễn  viên "loại" A,B,C và tùy theo vai diễn. Cao hơn thì từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi chứ không thể cao hơn nữa được vì mỗi sân khấu chỉ từ 200 đến 300 vé thôi. Nếu 10 người diễn riêng tiền trả “cát sê” mất đứt hơn mười mấy triệu rồi, làm sao đủ. Nếu “cát sê” cao hơn, những người tổ chức hay bầu sô không thể gánh nổi.

Ông bầu mát tay Phước Sang
"Ông bầu mát tay" Phước Sang

Nếu muốn có một sân khấu chất lượng hơn để khán giả đến đông, chất lượng kịch cao hơn, đem hơi thở kịch đến nhiều nhà, anh có những kiến nghị nào với ngành văn hóa và nhà nước?

Thật ra, sân khấu cũng là một sản phẩm hàng hóa có tính định hướng. Với các sản phẩm hàng hóa khác, nhà nước luôn đầu tư hạ tầng cơ sở. Ví dụ như các khu công nghiệp, hạ tầng do nhà nước đầu tư hết. Còn với kịch, phim… chưa ở đâu được nhà nước đầu tư hạ tầng cơ sở.  Giả dụ như nhà nước đầu tư những rạp hát hoành tráng, hiện đại để từ đó các tư nhân có điều kiện rồi đấu thầu thuê lại để làm nghề cho tốt hơn, nhà nước lợi cái gì? Nhà nước sẽ lợi được một đội ngũ nghệ sĩ làm nghề giỏi.  
 
Tôi nghĩ hạ tầng cơ sở phải được củng cố đầu tư. Chúng ta hay nói hòa nhập chứ không hòa tan, muốn không hòa tan, mình phải làm chủ. Phải có hạ tầng cơ sở tốt “nghề mới đúng nghề” chứ chắp vá tạm bợ khôsẽ không được. Liên hoan này các hệ thống đèn, âm thanh cũng chỉ tạm bợ chứ không đúng chuẩn.

Nếu đi sang sân khấu Broadway (Mỹ) mà xem họ biểu diễn thì chắc ta ...bỏ nghề không làm nữa vì họ... Thôi, nói cái đó thì cao quá đi, mình phải 30 năm nữa mới đến được đó. Gần hơn nếu đi qua Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc thôi, được nhà nước đầu tư hạ tầng rạp hát hết, thấy người ta làm nghề sân khấu mới biết người ta đủ điều kiện làm và làm rất khủng khiếp – mình phải 20 năm nữa mới bằng.

Ông bầu mát tay Phước Sang
Khán giả Huế đến rạp đông trong vở kịch của Phước Sang. Nhưng chất lượng rạp tại
Huế cũng như nhiều nơi trên Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được chất lượng
biểu diễn kịch...

Trong điều kiện hiện nay, nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, theo anh biết liệu có nhiều hay không những nhà đầu tư, tài trợ về văn hóa để xem văn hóa là một lĩnh vực kinh doanh có lợi?

Hiện có rất nhiều nhà đầu tư văn hóa vì làm văn hóa rất có lợi. Ví dụ như lĩnh vực truyền hình, trước đây nhà nước chiếu toàn phim truyền hình Hàn Quốc, Hồng Kông  vào giờ vàng trên tivi, không chiếu phim Việt vì sợ phim Việt Nam chiếu lên không ai xem. Cuối cùng, khi nhà nước cho “giãn” ra, phim Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Ngay cả quảng cáo của phim truyền hình Việt Nam cũng mắc hơn. Đó là do cơ chế, phải cho người ta làm, họ sẽ làm.
 
Cơ sở hạ tầng sân khấu nếu được ủng hộ, nó sẽ phát triển. Ngành văn hóa trong các lĩnh vực như sân khấu kịch, tuồng, cải lương, ca nhạc đòi hỏi nhà nước phải đầu tư hạ tầng cho tốt mới mong được hái được trái ngọt được. Khi có những sân khấu tốt, nó sẽ kéo quảng cáo vào sân khấu vì quảng cáo chi phối ngành truyền thông, chi phối cả nền giải trí.

Một cảnh khói lửa khá hoàng tráng trên sân khấu trong 1 vở kịch của Phước Sang
Một cảnh khói lửa khá hoàng tráng trên sân khấu trong 1 vở kịch của Phước Sang

Cứ hô hào người ta đến sân khấu kịch nhưng đến rạp nóng nực, ở nhà bật tivi lên hơn 80 kênh truyền hình, máy lạnh mát rượi nằm coi thoải mái, muốn ăn gì ăn, ngồi nằm thoải mái vậy làm sao sân khấu cạnh tranh được. Khi đến rạp, phải hình dung chúng ta đang tạo một văn hóa đi xem có nghĩa là có tính cộng hưởng. Nghĩa là khi đến đây, ta phải bận đồ đẹp, dẫn bạn gái ăn diện đi cùng, mới sướng. Phải tạo cho người xem phải có cảm giác: “À, tôi mới đi xem liên hoan được 3 vở kịch rất giá trị”. Người kia nghe bạn nói vậy bèn đi coi hết 4 vở cuối liên hoan vì biết chắc rằng đây là kịch rất hay.

Một cảnh khói lửa khá hoàng tráng trên sân khấu trong 1 vở kịch của Phước Sang
Tính bình dân, giải trí nhẹ nhàng luôn được kịch Phước Sang đặt làm tiêu chí.
 
 
Một cảnh khói lửa khá hoàng tráng trên sân khấu trong 1 vở kịch của Phước Sang
"Khi đọc một kịch bản phim mà thấy chắc cú ăn tôi lao vào làm,
còn nếu không tìm được kịch bản hay, tôi bỏ đi chơi" - Phước Sang

Cuối cùng, xin anh chia sẻ với độc giả Dân trí những điều trong lòng mình muốn nói mà chưa được nói?

Khi đời sống có kinh tế tốt thì người làm văn hóa mới sống khỏe, chứ đời sống chung hiện giờ của mọi người đang khó khăn, chống lạm phát, thuyên giảm này nọ thì họ đâu có đến rạp nhiều mà thưởng thức văn hóa nên sân khấu cũng bị ảnh hưởng theo.

Một cảnh khói lửa khá hoàng tráng trên sân khấu trong 1 vở kịch của Phước Sang
1 cảnh diễn tả nội tâm nhân vật sâu sắc trong vở "Hồn ma báo oán" của Phước Sang tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012

Người làm nghề nghệ sĩ lâu nay đã khổ đã cực, xin khán giả có những cái nhìn thiện cảm hơn. Nếu đòi hỏi diễn viên Việt Nam làm những công trình nghệ thuật mà so sánh với nước ngoài sẽ khập khiễng lắm, không thể so được. Ví dụ làm một bộ phim làm ra của mình chỉ vài trăm ngàn đô là nhiều, chứ phim Mỹ, Hàn Quốc làm một bộ phim "rốn" cũng tốn cả chục triệu đô, làm sao so sánh được.
 
Một sân khấu nước ngoài vài triệu đô, còn sân khấu mình lọc xọc lèng xèng. Sân khấu họ lôi cuốn khán giả từ vòng ngoài giữ xe, bán vé, thu vé, làm hậu đài… nên tạo nên một văn hóa đi xem rõ nét lắm. Khán giả xin hãy thông cảm hơn với nghệ sĩ để có thể cùng sẻ chia những buồn vui của cuộc sống chúng ta đang sống.

Xin cảm ơn anh!

 
Đại Dương